Một nghị quyết quan trọng khác đã được thông qua là hủy bỏ quyết định hủy niêm yết tự nguyện đã được ĐHCĐ thường niên 2014 thông qua.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định tái cơ cấu trên là Vicostone đang bị đe dọa về thị phần, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng do nguy cơ về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế khi xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh: khả năng gặp rủi ro cao về thị phần, phải hạ giá bán, tăng giá mua đầu vào (do có nhiều nhà sản xuất cùng loại sản phẩm).
Điển hình là Công ty Phenikaa đã ký hợp đồng độc quyền 06 năm với hãng Breton về công nghệ sản xuất đá tấm thạch anh. Việc Phenikaa ký kết hợp đồng độc quyền với Breton, đồng nghĩa với việc Vicostone sẽ không còn quyền đầu tư mua thiết bị từ Breton.
Điều này khiến ban lãnh đạo Vicostone nhận định công ty sẽ không có khả năng tăng trưởng trong những năm tới nếu không có chiến lược tái cơ cấu phù hợp.
Việc tái cơ cấu làm cho cơ cấu tài chính của Vicostone lành mạnh hơn, không phải tài trợ vốn cho các Công ty con cũng như tránh nguy cơ cạnh tranh cạnh tranh trực tiếp và rủi ro phá vỡ cơ cấu thị phần hiện tại.
Cả Vicostone và Phenikaa đều đặt nhà máy sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
ĐHCĐ đã chấp thuận việc công ty Phenikaa được mua từ 51-58% cổ phần của Vicostone mà không phải thông qua chào mua công khai.
Một nghị quyết quan trọng khác đã được thông qua là hủy bỏ quyết định hủy niêm yết tự nguyện đã được ĐHCĐ thường niên 2014 thông qua.
Kế hoạch kinh doanh hợp nhất cũng được điều chỉnh theo đó doanh thu tăng 45% lên 1.926 tỷ đồng và LNTT tăng 20% lên 85 tỷ đồng.
Vicostone dự kiến sẽ phát hành 2,65 triệu cổ phiếu ESOP và mua lại tối đa 24% lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ.
>> Red River Holding và 3 tổ chức ngoại ra đi, Vicostone được “gỡ” thế khó?
Kiến Khang
Theo Trí Thức Trẻ