Ế quá nhiều. Vốn nhà nước sau IPO quá lớn.
Sau cổ phần hóa: Nhà nước nắm giữ tới 98% cổ phần!
Cổ phần hóa nhằm để đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, cơ cấu quản trị của doanh nghiệp, tăng cường minh bạch... Tuy nhiên, việc cổ phần hóa không có nhiều ý nghĩa khi mà tại nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa, vốn nhà nước vẫn nắm tới 80-90%. Đối với những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng khi xem xét đầu tư.
Những doanh nghiệp bán hết cổ phần đều có đặc điểm chung là vốn nhà nước sau IPO ở mức thấp, chỉ từ 35-36% như Cienco 1, Cienco 4 hay Vocarimex.
Như là một hệ quả của việc cổ phần đấu giá bị “ế” với số lượng lớn, có tới 10/21 doanh nghiệp sau IPO có vốn nhà nước trên 90%. Có những trường hợp lên tới 98%-99% như Hancorp, Viwaseen, cảng Quảng Ninh hay Vinamotor.
Với những doanh nghiệp này có thể nói là việc IPO đã không thành công, chỉ đơn thuần là chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần. Tất nhiên, Sau cổ phần hóa, nhà nước có thể tiếp tục giảm bớt vốn nhưng việc này cũng không hề dễ dàng.
Tất nhiên, cổ phiếu bị “ế” ở thời điểm hiện tại nhưng có thể sau này sẽ “hot” nếu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc. Trường hợp kinh điển nhất là PV Gas: khi IPO năm 2010, PV Gas chỉ bán được ½ lượng chào bán với mức giá 31.000 đồng/cp. Hiện nay, cổ phiếu PV Gas đã tăng gấp 4 lần, đạt 117.000 đồng.

-------
Đây là bài thứ 2 trong series các bài viết nhận định về các đợt IPO lớn trong năm 2014. Các bài đã đăng:
* Thị trường bão hòa, IPO Đạm Cà Mau liệu có hấp dẫn?
KAL
Theo Trí Thức Trẻ